Thứ Sáu, 12 tháng 4, 2013

Tiến trình điều trị viêm gan B


Theo thống kê, con số gần đúng cảnh báo cho những ca benh gan B trên thế giới đã xấp xỉ 450 triệu người. Trong thời gian gần đây, con số này tăng lên ở mức báo động. Rõ ràng, việc nghiên cứu, tìm hiểu, để phát hiện sớm và điều trị hiệu quả viêm gan B là vô cùng cần thiết. Ở bài viết này, chúng tôi xin đề cập các kiến thức liên quan đến quá trình dieu tri benh viem gan B, khi nào bắt đầu, hướng điều trị và khi nào thì ngưng điều trị cho người bệnh viêm gan B. Mời bạn đọc tham khảo.

Đã có nhiều tiến bộ trong việc điều trị viêm gan B trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, các phương pháp điều trị hiện nay điều không tiêu diệt được hoàn toàn virus viêm gan B (HBV). Vì vậy, hầu hết các bệnh nhân cần thời gian điều trị dài và một số thì phải điều trị suốt đời để ức chế sự phát triển của virus.

điều trị viêm gan B


Khi nào bắt đầu điều trị?

Ngày nay con người đã có những hiểu biết hơn về HBV và những giai đoạn phát triển của bệnh viêm gan do virus, khi một người nhiễm HBV thì quá trình sẽ tiến triển tới viêm gan mạn tính chỉ khác nhau về thời gian ủ bệnh mà thôi, do vậy mà có những người không phải điều trị bằng thuốc ngay và câu hỏi đặt ra là khi nào thì bắt đầu điều trị bằng thuốc. Việc chỉ định sử dụng thuốc cần có một số thông tin như: xét nghiệm đánh giá tình trạng sao chép của HBV, kháng thể cho thấy HBV đang hoạt động, giai đoạn của bệnh gan tại thời điểm chẩn đoán và tiên lượng nguy cơ xơ gan và ung thư biểu mô tế bào gan (HCC) cho bệnh nhân.

Vì vậy, việc điều trị nên được bắt đầu ở những bệnh nhân có HBV hoạt động hoặc những người được tiên lượng có nguy cơ cao bị xơ gan hoặc ung thư gan trong tương lai gần. Mặt khác, việc điều trị có thể bị hoãn ở những bệnh nhân như thế nào? Nó bao gồm: bệnh viêm gan giai đoạn đầu và được tiên lượng sẽ có ít nguy cơ xơ gan và ung thư gan. Những bệnh nhân này nên tiếp tục được theo dõi và điều trị bắt đầu khi những dấu hiệu tiến triển phát sinh.

Trước đây để chỉ định một người sử dụng thuốc thì dựa vào xét nghiệm đo hoạt độ enzym ở gan (ALT) và xét nghiệm giải phẫu bệnh đánh giá xem có tình trạng viêm hoặc xơ hóa hay không hoặc triệu chứng lâm sàng của xơ gan. Gần đây, có ý kiến ​​cho rằng việc điều trị cần phải dựa vào nồng độ virus. Một số nghiên cứu cho thấy nồng độ virus tăng cao kéo dài vài thập kỷ có liên quan với tăng nguy cơ xơ gan và ung thư gan.



Xét nghiệm máu đánh giá hoạt động ALT

Do vậy quyết định điều trị sử dụng thuốc kháng virus ở bệnh nhân viêm gan B nên xem xét các đặc điểm lâm sàng, hoạt độ ALT, nồng độ HBV DNA, và giải phẫu mô học ở gan.

Chỉ định điều trị còng tùy thuộc theo độ tuổi của bệnh nhân, trạng thái kháng nguyên e (HBeAg), để điều trị giảm nguy cơ lây nhiễm sang con ở những người phụ nữ trong độ tuổi sinh sản có nhiễm HBV, do yêu cầu nghề nghiệp hoặc nếu điều kiện của bệnh nhân cho phép.

Bởi vì hiện tại thì phương pháp điều trị chỉ là ngăn chặn sự phát triển HBV nhưng không tiêu diệt virus, nên hầu hết các bệnh nhân cần phải điều trị trong thời gian dài và thường xuyên, kèm theo với các rủi ro liên quan đến kháng thuốc, tác dụng phụ, và chi phí điều trị. Vì vậy, khi quyết định bắt đầu điều trị thì cũng phải dự kiến ​​thời gian điều trị và khả năng ức chế virus sau một quá trình điều trị.

Phương pháp điều trị?

Có 7 loại thuốc kháng virus (FDA) đã được phê duyệt để điều trị viêm gan B gồm: 2 thuốc tác động vào hệ miễn dịch là interferon (Roferon A , Intron A và pegylated ( Pegasys và PegIntron) và 5 thuốc giống nucleoside / nucleotide là thuốc kháng virus : lamivudine [Epivir-HBV] , adefovir [Hepsera] , entecavir [Baraclude] , telbivudine [Tyzeka , và tenofovir Viread .

Quyết định điều trị là sự lựa chọn giữa interferon với nucleoside / nucleotide. Interferon có lợi thế là nó được sử dụng trong một thời gian không dài, chưa cáo báo cáo về thuốc này liên quan tới chủng virus đột biến kháng thuốc cụ thể, tuy nhiên người sử dụng thuốc Interferon phải được điều trị nội trú trong bệnh viện [bằng cách tiêm],với nhiều tác dụng phụ và chống chỉ định ở bệnh nhân xơ gan mất bù.



Thuốc kháng virus giống Nucleoside / nucleotide có lợi thế là :sử dụng bằng đường uống và có ít tác dụng phụ hơn, nhưng phải sử dụng thuốc trong nhiều năm và có thể dẫn đến việc phát sinh các chủng virus đột biến kháng thuốc. Trong số các thuốc trong nhóm này thì entecavir, telbivudine và tenofovir có hoạt tính kháng virus mạnh hơn.

Lựa chọn thuốc để điều trị ban đầu là rất quan trọng nhằm đạt được hiệu quả điều trị cũng như tránh phát sinh các chủng kháng thuốc.

Khi nào thì ngừng điều trị?

Nói chung, nên tiếp tục điều trị cho đến khi bệnh nhân “sạch” virus trong các xét nghiệm. Ngừng điều trị có thể gây nên viêm gan virus tái phát, viêm gan bùng phát, và xơ gan mất bù. Vì vậy, tất cả các bệnh nhân phải được theo dõi chặt chẽ sau khi ngừng điều trị.

Interferon thường được sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định bất kể tình trạng virus bởi vì tác dụng miễn dịch của interferon có thể tồn tại sau khi ngừng điều trị. Với interferon, thời gian ngừng điều trị được đề nghị là 12 tháng đối với cả hai nhóm bệnh nhân có HBeAg dương tính và HBeAg âm tính.

Khi nào thì dừng điều trị ở những người uống thuốc kháng virus thì không có hạn định. Với những người bệnh có HbeAg dương tính thì khuyến nghị chung là tiếp tục điều trị sau khi HbeAg, HBe kháng thể (anti-HBe) âm tính- hiện tượng chuyển đảo huyết thanh sau đó khoảng 6-12 tháng.Một số chuyên gia cho rằng chuyển đổi huyết thanh HBeAg không phải là tiêu chuẩn để khẳng định rằng đã điều trị thành công vì HBV vẫn còn và vẫn có khả năng sao chép. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng 50% -70% bệnh nhân có chuyển đảo huyết thanh sẽ có tình trạng lâm sàng thuyên giảm ( không thể phát hiện HBV DNA hoặc nồng độ này rất thấp và hoạt độ enzym ALT bình thường) trong nhiều năm.

Đối với nhóm bệnh nhân HbeAg âm tính thì việc điều trị có thể dừng lại khi xét nghiệm thấy bệnh nhân có HbsAg âm tính, nhưng điều đó chỉ xảy ra trong khoảng 5% bệnh nhân sau 5 năm điều trị. Đối với bệnh nhân bị xơ gan cơ bản thời gian điều trị thường là suốt đời.
Xem thêm : bệnh viêm gan siêu vi B | cách điều trị viêm gan B | dấu hiệu viêm gan B

Thứ Tư, 27 tháng 3, 2013

Tác dụng phụ khi dùng thuốc viêm gan siêu vi C

 Tác dụng phụ khi dùng thuốc viêm gan siêu vi C

Khi sử dụng Ribavirin, có ba vấn đề mà người điều trị cần lưu ý:

1. Thuốc chỉ dùng cho bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên, không dùng cho trẻ em. Vì thuốc có nhiều phản ứng phụ, một số bác sĩ khuyên bệnh nhân trên 65 tuổi không nên dùng. Bệnh nhân phải có khả năng tự chích hoặc liên lạc được ngay với bác sĩ điều trị trong trường hợp bị quá nhiều phản ứng phụ của thuốc.

2. Thuốc Ribavirin có thể tác động xấu đến sự phát triển của bào thai, có nguy cơ dẫn đến quái thai hoặc dị dạng, nên việc có thai trong thời gian chữa trị phải được ngăn ngừa một cách tuyệt đối. Chỉ cần một trong hai người, vợ hoặc chồng, đang dùng thuốc Ribavirin thì việc có thai cũng đều nguy hiểm. Bệnh nhân chỉ có thể có con an toàn sau khi đã ngưng dùng thuốc ít nhất là 6 tháng. Nếu người bệnh hoặc vợ của người bệnh là phụ nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ, việc khám thử thai (pregnancy test) hàng tháng là cần thiết để có thể xử lý kịp thời.

3. Những kim chích sau khi đã dùng xong không được vất bừa bãi, cần phải được cất giữ cẩn thận trong những hộp đựng kim đặc biệt để tránh tình trạng lây bệnh cho người khác. Thông thường thì các nơi xét nghiệm máu có thể giúp chúng ta tiêu hủy những hộp đựng kim này theo tiêu chuẩn an toàn đã được quy định. Ngoài ra, thuốc chích phải được giữ trong tủ lạnh theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Đối với Interferon cũng có nhiều phản ứng phụ khác nhau. Thường thì những phản ứng phụ này khá mạnh mẽ sau mũi thuốc đầu tiên hoặc gây khó chịu trong một vài tuần lễ đầu, nhưng sẽ giảm dần khi cơ thể bắt đầu làm quen với thuốc.

Một số người may mắn không gặp phản ứng phụ nào đáng kể trong khi dùng thuốc. Nhưng ngược lại cũng có những bệnh nhân gặp phải các phản ứng phụ mạnh mẽ đến nỗi tưởng như không sao chịu được, thậm chí có thể phải từ bỏ việc điều trị. Trong trường hợp này, nếu hiểu biết đầy đủ về các phản ứng phụ của thuốc có thể sẽ giúp người bệnh kiên nhẫn hơn và chịu đựng tốt hơn.

Một số hiểu biết và các biện pháp cụ thể sau đây có thể giúp làm giảm nhẹ phần nào khó khăn trong khi dùng thuốc:

1. Interteron có những phản ứng phụ tương tự như những cơn cảm cúm. Bệnh nhân thường cảm thấy hâm hấp nóng, mệt mỏi, đau nhức mình mẩy, tay chân sau khi chích thuốc. Người mệt mỏi, rét lạnh, miệng khô đắng, khó chịu hoặc cảm thấy buồn nôn. Biếng ăn vì mất vị giác, mọi thứ đều trở nên nhạt nhẽo trong miệng, dẫn đến giảm sút rất nhanh trọng lượng cơ thể. Tóc có thể mỏng dần, thưa thớt... Những triệu chứng vừa nói thường nặng nhất trong 2 tuần lễ đầu, nên người bệnh có thể chủ động trước bằng cách xin nghỉ việc hoàn toàn trong thời gian này. Các triệu chứng đều sẽ từ từ giảm dần nếu việc điều trị được tiếp tục.

2. Các triệu chứng kể trên thường bắt đầu xuất hiện từ 4 đến 6 giờ đồng hồ sau khi dùng thuốc. Vì thế, nên chích trước khi đi ngủ. Giấc ngủ say có thể giúp chúng ta giảm nhẹ các phản ứng của thuốc. Nếu quá khó chịu, có thể dùng từ một đến hai viên Advil 400 mg (ibuprofen) hoặc 2 viên Tylenol 500 mg (acetaminophen) trước hoặc sau khi chích. Tuy nhiên, không được dùng quá liều, nhất là nếu uống chung với rượu hoặc bia có thể làm cho gan bị hủy hoại một cách nhanh chóng hơn.

3. Vì thuốc được sử dụng 3 ngày trong tuần, nên nếu có thể chủ động thì nên sắp xếp công việc trong tuần sao cho phù hợp. Thông thường nhất thì dùng thuốc vào thứ Ba, thứ Năm và thứ Bảy. Như vậy chỉ có hai ngày làm việc trong trạng thái khó chịu sau khi dùng thuốc. Ngày Chủ nhật sẽ giúp người dùng thuốc dễ chịu hơn. Nếu dùng loại thuốc mới DEG-Interferon thì mỗi tuần chỉ dùng một lần, nên chích vào tối thứ Sáu.

4. Nên uống thật nhiều nước, tránh dùng cà phê và rượu. Nếu quá mệt cần phải được nghỉ ngơi thường xuyên. Nếu có triệu chứng buồn nôn thì nên chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa hơn, tránh ăn các chất béo như dầu, mỡ. Nên ăn thật nhiều rau luộc và các loại trái cây ngọt, cũng như dùng thêm các thức ăn vặt để bổ sung dinh dưỡng, tránh tình trạng sút giảm thể trạng do ăn ít. Khi miệng khô hoặc đắng chát, nên đánh răng nhiều lần, hoặc súc miệng thường xuyên. Một số bệnh nhân bị lở miệng và lưỡi trong khi chích thuốc, có thể súc miệng bằng peroxide (H2O2) pha với nước ấm (pha nửa nước, nửa thuốc).

5. Nên tập thể dục thường xuyên. Tránh những động tác quá nặng nề nhưng nhất thiết phải duy trì hàng ngày các bài thể dục thích hợp vào buổi sáng. Tập thêm một số động tác nhẹ nhàng buổi chiều trước bữa ăn tối càng tốt. Tập thể dục thường xuyên không những làm cơ thể chúng ta được thoải mái, mà còn có thể giảm đi sự đau đớn khớp xương và bắp thịt do thuốc gây ra.

6. Interferon có thể làm thay đổi tính khí hoặc gây ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần của bệnh nhân. Người bệnh có thể trở nên bực bội, cáu gắt, dễ nổi nóng, mất tự chủ... Việc tập trung tư tưởng trở nên khó khăn. Nguy hiểm nhất là tâm trạng buồn phiền, chán đời, không muốn sống và nhiều khi có ý định tự tử... Trong lúc chữa trị, cần biết trước để có thể thích nghi kịp thời với những thay đổi này. Nhất là những người thân trong gia đình cũng cần biết hoặc cần được chính người bệnh chia sẻ sự thất thường đó để nâng đỡ tinh thần khi cần thiết.

7. Nếu đau đầu có thể dùng nhiều phương pháp khác nhau để giúp thư giãn đầu óc. Nghe nhạc nhẹ cũng là một cách khá hiệu quả. Tránh xem ti-vi quá lâu trong giai đoạn này. Đơn giản như việc dùng tay tự xoa bóp nhẹ hai bên thái dương và cổ đôi khi cũng rất có hiệu quả.

8. Interferon cũng có thể ngăn cản hoạt động của tủy xương, gây ra thiếu máu. Thiếu hồng huyết cầu làm cho bệnh nhân dễ thấy mệt. Thiếu bạch huyết cầu làm cho cơ thể dễ bị nhiễm trùng. Và thiếu tiểu cầu làm cho cơ thể dễ bị chảy máu. Phản ứng phụ loại này cần được can thiệp kịp thời, vì thế trong thời gian dùng thuốc cần phải xét nghiệm máu ít nhất là mỗi tháng một lần để phát hiện.

9. Một trong những phản ứng phụ nguy hiểm nhất của thuốc Interferon là gây nhồi máu cơ tim (heart attack). Trường hợp này có thể xảy ra cho bất cứ ai trong lúc chích thuốc. Tuy nhiên, nguy cơ này cao hơn ở các đối tượng đang bị cao áp huyết máu, đang bị tiểu đường, đang có hàm lượng cholesterol quá cao trong máu, hoặc những người nghiện thuốc lá và người già trên 65 tuổi. Vì thế, các đối tượng này cần biết để có sự phòng ngừa trước hầu có thể can thiệp kịp thời.

Tóm lại, với những hiểu biết hiện nay và việc ứng dụng các loại thuốc mới, đa số bệnh nhân viêm gan siêu vi C ngày nay đều có hy vọng có thể hoàn toàn hết bệnh nếu kiên trì điều trị trong một thời gian lâu dài.

Tuy nhiên, những hiểu biết về căn bệnh quái ác này cũng cho chúng ta thấy rõ tầm quan trọng của việc phát hiện và điều trị sớm. Bệnh càng được phát hiện sớm thì khả năng điều trị hết bệnh càng cao hơn, trong khi ngược lại những phát hiện muộn màng thường dẫn đến khó khăn hoặc thất vọng hoàn toàn.

Xem thêm:  benh gan B| bệnh viêm gan siêu vi B| viem gan sieu vi| viêm gan siêu vi B

Thứ Hai, 4 tháng 3, 2013

Dấu hiệu của bệnh viêm gan B



Viem gan B có thể chia làm nhiều loại: cấp, mãn hay thể kéo dài. Tuy mỗi dạng có những đặc trưng riêng, nhưng đều có chung một số dấu hiệu bệnh viêm gan B sau: Người mới bị Viêm gan virus B cấp, thường bị sốt nhẹ trong những ngày đầu của bệnh.
Tuy nhiên, những người bị viêm virus B mãn cũng có thể sốt nhẹ nhưng bệnh nhân thường bị sốt thất thường vào chiều.   Bệnh nhân có cảm giác người rất mệt mỏi, không muốn ăn uống, không muốn đi lại. Triệu chứng này tồn tại ở đa số bệnh nhân với các mức độ khác nhau. Tuy nhiên, cũng có những bệnh nhân Viêm gan virus B chỉ có triệu chứng mệt mỏi là duy nhất. Bệnh nhân có thể có rối loạn tiêu hoá, thể hiện: khi ăn vào ậm ạch khó tiêu, đi ngoài phân lỏng, nát…
Đặc biệt, với những trường hợp viêm gan B có ứ mật nặng thì phân bị bạc màu. Bệnh nhân có nước tiểu vàng. Có nhiều bệnh nhân bị viêm gan B không thể hiện những triệu chứng trên mà chỉ có hai triệu chứng là mệt mỏi và đi tiểu vàng.
Dấu hiệu của bệnh viêm gan B



Một số bệnh nhân có dau hieu cua benh viem gan B là  đau tức vùng gan.
Dấu hiệu vàng da. Điều này rất có ý nghĩa thúc đẩy người bệnh nghĩ đến việc mình bị Viêm gan và đi khám bệnh. Tuy nhiên, có rất nhiều bệnh nhân bị viêm gan B mà không hề bị vàng da. Lúc này, cần để ý tới các triệu chứng khác để nghĩ đến khả năng bị viêm gan B.
Khi bệnh nhân có các triệu chứng nêu trên mà xét HBsAg (+) dương tính và men gan tăng thì khả năng chắc chắn là bị  bệnh viêm gan siêu vi B. Các triệu chứng thường xuất hiện 4-6 tuần sau khi nhiễm HBV và có thể từ nhẹ đến nặng, gồm một số hoặc đủ các triệu chứng sau đây: chán ăn, buồn nôn và nôn, ốm yếu và mệt mỏi, đau bụng vùng gan, vàng da và vàng mắt, đau khớp, nước tiểu sẫm màu. Viêm gan B mạn tính: 90% trường hợp nhiễm HBV ở tuổi trưởng thành sẽ hồi phục hoàn toàn, còn 10% chuyển thành nhiễm khuẩn mạn tính.
Trong khi nếu trẻ em bị nhiễm HBV sau khi sinh thì khoảng 90% số trẻ này sẽ bị nhiễm khuẩn mạn tính. Thời kỳ này kéo dài nhiều năm, thường không có triệu chứng gì, nhưng sẽ dẫn tới hậu quả nặng nề như xơ gan, xuất huyết tiêu hóa, ung thư gan... Xét nghiệm máu, HBsAg dương tính trong các trường hợp: nhiễm HBV mạn tính tiến triển gây ra phản ứng viêm kéo dài trong gan; Những người đã từng nhiễm HBV, cơ thể đã tạo ra miễn dịch và thải trừ hoàn toàn HBV nhưng hiện tại không có viêm gan; Người lành mang mầm bệnh, ở họ không có bằng chứng viêm gan, nhưng cũng không đào thải hết siêu vi ra khỏi cơ thể, khi đó họ mang HBV trong máu và có thể lây nhiễm sang người khác.
Xem thêm : triệu chứng viêm gan b | benh gan B | phương pháp tốt nhất điều trị viêm gan b

Thứ Năm, 28 tháng 2, 2013

Cách điều trị bệnh viêm gan B


Cách điều trị bệnh viêm gan B

Cách điều trị bệnh viêm gan B hiệu quả nhất là dùng các loại thuốc đặc trị và làm theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
Dưới đây là một số loại thuốc có thể điều trị bệnh viêm gan b Thuốc Baraclude (tên thương mãi của Entecavir) được cơ quan quản trị thuốc của Hoa kỳ là FDA chấp thuận được dung để chữa những trường hợp viêm gan B mà virus sinh sản tích cực (active viral replication) cộng với tổn thương ở gan, chứng minh bằng các xét nghiệm cơ năng gan (enzyme ALT hoặc AST lên cao) hoặc sinh thiết tế bào gan cho thấy bịnh đang ở giai đoạn tích cực, hoạt động (active liver disease).Năm 2010, FDA, chấp thuận việc dùng entecavir cho các trường hợp suy gan (liver failure) do siêu vi gan B.
Cách điều trị bệnh viêm gan B

Dieu tri benh viem gan B bằng thuốc Braclude

Bệnh nhân đã dùng entecavir được 3 năm và virus không thấy sinh sản nữa, và cơ năng gan bình thường. Câu hỏi đặt ra là có ngưng thuốc được chưa, vì có nhiều ý kiến khác nhau giữa những bs được tham vấn. Theo tôi nghĩ, câu trả lời thích hợp nhất là của bác sĩ đang theo dõi bịnh nhân thường xuyên tại Nga, Thường người quyết định bắt đầu một loại trị liệu, thuốc men cho bịnh nhân là người đã từng đặt những mục tiêu (tiêu chí) cần thực hiện trước khi bs đủ bằng lòng về kết quả trị liệu để có thể ngưng thuốc được.    
Đối với thuôc entecavir,xin trích dẫn một số điểm công bố trong package insert được FDA chấp thuận:
-Các biến chứng thường gặp nhất: nhức đầu, mệt mõi, buồn nôn, ói.
-Uống entecavir nếu ngừng đột ngột có thể là bịnh nhiễm trở nặng hơn, nhất là trong 6 tháng đầu.
-Thuốc thải ra ngoài do thận, nên nếu cơ nặng thận yếu, giảm thấp do tuổi già, phải điều chỉnh liều thuốc.Thuốc lại có khả năng gây độc gan (hepatotoxicity): nếu da vàng, buồn nôn,phân mất màu, trở nên trắng, phải cho bs mình biết.
-Thuốc không có khả năng trị dứt (cure) nhiễm trùng siêu vi gan B mà chỉ làm giảm lượng virus trong cơ thể, giảm khả năng nhiễm những tế bào gan mới.
-Thuốc có thể làm cơ năng gan tốt hơn.
-Tuy nhiên theo kiến thức hiện nay, không biết thuốc có giảm nguy cơ ung thư và xơ gan do viêm gan B mãn tính gây ra hay không.
Các công bố khoa học về entecavir chỉ nói đến những trị liệu kéo dài ngắn hơn (chừng 1 năm), không lâu như trường hợp ở đây.Theo FDA thì thời gian tối ưu để dùng entecavir chưa được xác định. Kéo dài có thể giúp kiểm soát siêu vi lâu hơn, nhưng ngược lại thì có thể lờn thuốc, biến chứng và tốn tiền nhiều hơn. Do đó vị thính giả nhận được những lời khuyên trái ngược nhau từ các bs, tiến sĩ là chuyện hiểu được.Hiện nay thuốc là phương pháp tốt nhất điều trị viêm gan B 
Tóm lại, bệnh nhân nên theo hướng dẫn của bs đang theo dõi thường xuyên cho mình. Mong những thông tin này có thể giúp ích cho thính giả ý thức nhiều hơn về những trị liệu của mình và cộng tác với bác sĩ của mình tốt hơn.
Xem thêm : viem gan b | triệu chứng viêm gan b | dấu hiệu viêm gan b

Nhiễm bệnh gan siêu vi B bạn cần biết phải làm gì?


Nhiễm bệnh gan siêu vi B bạn cần biết phải làm gì?

Hiện nay benh gan sieu vi b là mối quan tâm sức khỏe toàn cầu khá quan trọng và còn là một trong các bệnh nhiễm siêu vi thường gặp nhất. Trên toàn thế giới có khoảng 2 tỉ người nhiễm siêu vi và hơn 350 triệu người bị nhiễm siêu vi viêm gan B mạn tính. Viêm gan B khá phổ biến ở các nước đang phát triển như Châu Phi, hầu hết Châu Á và Vùng Thái Bình Dương, Việt nam nằm trong vùng có tỉ lệ lây nhiễm cao. Mặc dù nhiều người bị nhiễm siêu vi viêm gan B mạn có thể sống lâu và khoẻ mạnh,  nhưng có 10-40% người sẽ bị viêm gan B tiến triển thành xơ gan và ung thư gan nếu không được điều trị sớm.
Bệnh viêm gan siêu vi b lây nhiễm bằng đường nào?
Bệnh viêm gan siêu vi  B lưu hành trong máu có thể lây nhiễm qua các đường sau:
1.      Mẹ lây truyền cho con khi trong quá trình chuyển dạ, đây là đường lây truyền quan trọng nhất
2.      Đường tình dục: Siêu vi viêm gan B có thể lây qua hoạt động tình dục đồng giới hoạc khác giới
3.      Đường máu: Siêu vi viêm gan B lây nhiễm khi truyền máu hoặc chế phẫm của máu có nhiễm siêu vi; khi tiếp xúc với dịch tiết của bệnh nhân  viêm gan B; dùng kim tiêm có nhiễm siêu vi ; xăm mình châm cứu, xỏ lỗ tai với dụng cụ không được khử trùng đúng cách
 Điều gì sẽ xảy ra với gan khi nhiễm Viêm gan siêu vi b?
Khi bạn mới bị nhiễm, siêu vi viêm gan  B từ máu đi vào gan và tại đây nó xâm nhập vào các tế bào gan. Siêu vi sẽ sinh sôi nẩy nở trong các tế bào gan bị nhiễm và phóng thích các siêu vi mới ra ngoài để tiếp tục gây nhiễm cho các  tế bào gan khác. Bản thân siêu vi không trực tiếp làm tổn thương tế bào gan mà do hệ thống miễn dịch của cơ thể nhận diện các tế bào gan đã bị nhiễm và tấn công phá huỷ các tế bào này gây tổn thương gan. Khi tiến trình này tiếp diễn trong thời gian dài trong nhiều năm, mô gan bị tổn thương sẽ thành những mô sẹo có thể dẫn đến xơ gan  và suy gan, hơn nữa có một tỉ lệ diễn tíến ung thư gan.
            Tuy nhiên không phải người nào bị nhiễm siêu vi viêm gan B cũng sẽ bị nhiễm siêu vi hoạt động suốt đời . Một số người có khả năng lọai sạch siêu vi trước khi chuyển thành viêm gan B mạn tính, tình huống này xảy ra trong 6 tháng đầu tiên của nhiễm trùng đôi khi gây ra triệu chứng viêm gan  nặng  như vàng da, sốt, mệt mõi… được gọi là viêm gan cấp, cũng có một số người không có triêu chứng trong giai đọan này. Trên 90% người lớn có hệ miễn dịch lành mạnh, khỏe sẽ phục hồi sau đợt nhiễm siêu vi cấp tính chỉ có 10% chuyển thành người mang siêu vi mạn tính. Tuy nhiên nếu bạn nếu bị lây nhiễm từ mẹ lúc sinh thì 90% khả năng sẽ trở thành người mang bệnh mạn tính.
Bệnh viêm gan siêu vi B Cấp : có biểu hiện giống như cảm cúm, thỉnh thoảng có cảm giác buồn nôn, ói mữa, sụt cân, ăn kém ngon, ngứa khắp người. Có thể nặng hơn với triệu chứng sốt, vàng da, vàng mắt, đau bụng, đau khớp, đau cơ, nước tiểu có màu vàng sậm…
benh gan sieu vi b mạn: Giai đoạn này kéo dài nhiều năm, hầu như không có triêu chứng, người bệnh luôn cảm thấy sức khoẻ bình thường hoặc đôi khi có mệt mõi, chán ăn thoáng qua nhưng cuối cùng dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng như xơ gan, và các biến chứng như có nước trong ổ bụng, chảy máu đường tiêu hoá, ung thư. Một khi bệnh đã diễn tiến xơ gan thường khó hồi phục mặc dù tình trạng viêm gan được cải thiện. Vì vậy cần điều trị bệnh sớm nhằm ngăn ngừa họăc làm chậm quá trình xơ gan
Người lành mang mầm bệnh: khi cơ thể nhiễm siêu vi viêm gan B nhưng không có dấu hiệu viêm gan. Siêu vi có thể “chung sống hòa bình” với bạn suốt cuộc đời, tuy nhiên cũng có một lúc nào đó trở thành thủ phạm gây bệnh cho chính bạn và lây truyền cho người khác. Vì vậy bạn cần cảnh giác bằng cách đến gặp bác sĩ mỗi 3-6 tháng tùy trường hợp để được kiễm tra

   Nên làm gì khi bị nhiễm siêu vi Viêm gan B ?
  Khi phát hiện mình bị nhiễm siêu vi viêm gan B, trước tiên là bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn kỹ về quá trình theo dõi và điều trị. Ngoài ra thay đổi lối sống cũng có thể một phần gíup bạn kiễm soát được viêm gan B vì một lối sống lành mạnh cũng giúp bảo vệ gan của bạn và ngăn ngừa sự tiến triễn đến xơ gan:
            Ăn uống hợp lý:  Chế độ ăn tốt nhất chỉ chứa vừa đủ chất dinh dưỡng và năng lượng thiết yếu tuy nhiên cũng không nên kiêng khem quá mức mà là cần cân đối, đa dạng đủ chất đạm, hạn chế chất béo, giảm muối, uống nhiều nước.
            Uống rượu khi đang bị viêm gan B có làm bệnh nặng hơn, càng uống rượu bạn càng đặt mình vào tình trạng nguy hiểm gây tổn thương gan  có thễ dẫn đến xơ gan kể cả ung thư gan
            Vận động để khỏe mạnh: Tập thể dục tuy không thải trừ được siêu vi ra ngoài nhưng có tác dụng gíup bạn giữ cơ thể khỏe mạnh. Bạn có thể đi bộ, tập bơi, yoga hoặc thái cực huyền. Tuy nhiên cần nhớ là không nên tập luyện quá sức vì có thể làm cho hệ miễn dịch của bạn yếu đi
            Bỏ hút thuốc lá : vì gan chịu trách nhiệm phân hủy các hoá chất độc hại và những chất nay gồm có các chất độc trong khói thuốc . Để giữ cho gan khoẻ mạnh và cải thiện tình trạng sức khoẻ  chung cho cơ thể bạn nên bỏ hút thuốc lá.
            Thận trọng khi điều trị với các thuốc và các loại thảo mộc vì một số trong các chất này được chuyển hoá tại gan, nếu sử dụng sẽ làm tăng gánh nặng cho gan của khi còn phải đối phó với nhiễm siêu vi viêm gan B. Cần lưu ý các thuốc kháng viêm không chứa steroid, acetaminophen và các thuốc từ thảo mộc có thể gây độc cho gan vì vậy khi cần sử dụng phải hỏi ý kiến của thầy thuốc.
Nên làm thế nào để tránh lây nhiễm cho người khác
Khi được phát hiện bị nhiễm siêu vi viêm gan B nguy cơ lây nhiễm cho những người chung quanh nhất là  người thân cũng là mối quan tâm cần thiết. Trước hết những người thân như cha mẹ, anh em ruột, vợ chồng, con cái cần được xét nghiệm để tầm soát có bị nhiễm siêu vi viêm gan B chưa.
 Phụ nữ mang thai có nhiễm  siêu vi viêm gan B với HBe dương tính có nguy cơ lây nhiễm cho trẽ khi sinh là 90% vì vậy cần phải được xét nghiệm HBsAg khi có thai và nếu bà mẹ bị nhiễm cần được đến Bác sĩ chuyên khoa tư vấn điều trị phòng ngừa lây nhiễm và chích ngừa cho trẻ sơ sinh tropng vòng 24 giờ đầu dau sinh.
  Nếu chưa bị nhiễm tốt nhất nên được chủng ngừa vaccin. Người mang mầm bệnh cần có biện pháp đề phòng như không dùng chung các vật dụng cá nhân có nguy cơ lây nhiễm như: bàn chải đánh răng, dao cạo râu, dụng cụ cắt móng tay…; tránh làm vây máu khi bi vết thương, hay lau sạch máu bằng thuốc sát trùng. Nên sử dụng biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục.
Khi biết mình bị nhiễm siêu vi viêm gan B có thể bạn sẽ mang tâm trạng lo lắng nhiều, thường bị áp lực về tâm lý, tốt nhất nên gặp và trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn  chọn lựa  cách điều trị nào tốt nhất để bảo vệ gan của bạn.
Xem thêm : viem gan b | cách điều trị viêm gan b | dấu hiệu viêm gan b

Thứ Tư, 27 tháng 2, 2013

Phương pháp tốt nhất điều trị viêm gan B



Thông qua điều tra chúng tôi phát hiện ra rằng có rất nhiều bệnh nhân do là đã nhiều lần sử dụng các phương pháp điều trị và các loại thuốc không giống nhau nên cuối cùng không thể chữa khỏi, từ đó mà từ bỏ điều trị, làm cho bệnh tình dần dần chuyển biến xấu đi, tính mạng bị đe dọa, chúng ta đều biết các bước phát triển của viem gan B là từ viêm gan- xơ gan- ung thư gan, nếu như không khống chế kịp thời bệnh tình thì sẽ bị phát triển thành xơ gan và ung thư gan, suy giảm chức năng gan, đối mặt với sự đe dọa của cái chết


Vấn đề về phuong phap tot nhat dieu tri viem gan B là gì chuyên gia của phòng khám chúng tôi cho biết: quá trình điều trị viêm gan B là một hệ thống hoàn chỉnh, phương pháp điều trị tốt nhất là cần phải có tính khoa học, chuyên nghiệp, quy phạm, điều trị chính xác mới có thể có được hiệu quả điều trị tốt nhất, mới có thể được coi là phương pháp điều trị viêm gan B tốt nhất.

Phương pháp tốt nhất điều trị viêm gan B




Phương pháp diều trị viêm gan B tốt nhất là gì?

Chuyên gia cho biết: điều trị viêm gan B mãn tính đầu tiên cần người bệnh phân tích bệnh tình chính xác, ngay từ khi phát hiện những dấu hiệu của bênh gan B đã phả có cách điều trị phù hợp, về cơ bản có thể hiểu rõ bệnh tình mới có thể lựa chọn được phương pháp điều trị và loại thuốc phù hợp với bệnh tình của bản thân, sau đó áp dụng phương án điều trị chính xác để tiến hành điều trị, như vậy sẽ nâng cao tỉ lệ chữa khỏi thành công viêm gan B. nhưng liệu pháp điều trị và loại thuốc chống virut viêm gan B truyền thống lại không thể làm một điểm, ví dụ về mặt lâm snagf thường dùng interferon, Adefovir dipivoxil, lamivudine, những loại thuốc này mặc dù đều là thuốc chống virut, nhưng để chữa trị viêm gan B lâm sàng thì lại không có hiệu quả rõ rệt, đa số bệnh nhân dùng thuốc này đều phát sinh biến dị virut hoặc tính nhờn thuốc, sau khi dừng dùng thuốc thì bệnh tình dễ dàng tái phát, nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này là không hiểu rõ bệnh tình của bệnh nhân hay dùng thuốc không đúng

Mà phòng khám chúng tôi có hệ thống kiểm tra virut PCR và liệu pháp chống virut đặc sắc, sau khi kiểm tra bệnh tính bệnh nhân một cách kĩ lưỡng bằng bằng máy móc tiên tiến như vận dụng hệ thống kiểm tra virut PCR, các chuyên gia sẽ phân tích bệnh tình của bệnh nhân và đưa ra loại thuốc điều trị thích hợp, đồng thời phối hợp với liệu pháp chống virut đặc sắc, các loại thuốc trực tiếp đưa đến vùng bị thương tổn, từ đó tiêu diệt triệt để virut viêm gan B, thời gian chuyển sang âm tính nhanh, tỉ lệ chữa khỏi cao
Xem thêm : dấu hiệu của bệnh viêm gan b | benh gan B | cách điều trị viêm gan b

Triệu chứng viêm gan B



Viêm gan B có thể chia làm nhiều loại: cấp, mãn hay thể kéo dài. Tuy mỗi dạng có những đặc trưng riêng, nhưng đều có chung một số triệu chứng sau: Người mới bị viêm gan virus B cấp, thường bị sốt nhẹ trong những ngày đầu của bệnh. Tuy nhiên, những người bị viêm gan B mãn tính mãn cũng có thể sốt nhẹ nhưng bệnh nhân thường bị sốt thất thường vào chiều.
 Triệu chứng viêm gan B đầu tiên đó là Bệnh nhân có cảm giác người rất mệt mỏi, không muốn ăn uống, không  muốn đi lại. Triệu chứng này tồn tại ở đa số bệnh nhân với các mức độ khác nhau. Tuy nhiên, cũng có những bệnh nhân viêm gan virus B chỉ có triệu chứng mệt mỏi là duy nhất.
triệu chứng viêm gan b

   

Bệnh nhân có thể có rối loạn tiêu hoá, thể hiện: khi ăn vào ậm ạch khó tiêu, đi ngoài phân lỏng, nát… Đặc biệt, với những trường hợp viêm gan B có ứ mật nặng thì phân bị bạc màu.
Bệnh nhân có nước tiểu vàng. Có nhiều bệnh nhân bị viêm gan B không thẻ hiện những triệu chứng trên mà chỉ có hai triệu chứng là mệt mỏi và đi tiểu vàng.
Một số bệnh nhân có dấu hiệu viêm gan B đau tức vùng gan.   Triệu chứng vàng da. Điều này rất có ý nghĩa thúc đẩy người bệnh nghĩ đến việc mình bị viêm gan và đi khám bệnh. Tuy nhiên, có rất nhiều bệnh nhân bị viêm gan B mà không hề bị vàng da. Lúc này, cần để ý tới các triệu chứng khác để nghĩ đến khả năng bị viêm gan B.
Khi bệnh nhân có các triệu chứng nêu trên mà xét HBsAg (+) dương tính và men gan tăng thì khả năng chắc chắn là bị viêm gan do virus viêm gan B.
Khi phát hiện ra những triệu chứng của viêm gan bạn cần có chế độ ăn uống nghỉ ngơi phù hợp và cần thiết nhất là dùng các phương pháp là thuoc giai doc gan. Vì khi gan bị nhiễm độc nên mới dẫn đến các bệnh liên quan về bệnh gan. Có nhứng triệu chứng của bênh không bộc phát rõ ràng nên ngay sau khi phát hiện ra bệnh thì cần tìm cách điều trị bệnh viêm gan B để bệnh được chấm dứt.
Xem thêm:  dấu hiệu viêm gan b | cách điều trị viêm gan b